Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2020

Người đàn ông da màu tử vong khi bị cảnh sát Mỹ chẹt cổ

Hình ảnh
( Baomy.com ) – Bốn nhân viên cảnh sát ở TP Minneapolis – Mỹ bị sa thải hôm 26-5 vì liên quan tới cái chết của một người da màu không vũ trang. Reuters cho biết trong một đoạn video, người đàn ông da màu nói trên bị còng tay nằm úp mặt trên đường, thở hổn hển và rên rỉ “Tôi không thở được” do bị một cảnh sát lấy đầu gối đè chặt cổ suốt 5 phút. Sau khi người này ngất lịm, một cảnh sát còn bắt ông ta “dứng dậy và lên xe đi”. Dù được xe cứu thương chuyển tới bệnh viện nhưng người đàn ông tử vong tại bệnh viện. Cảnh sát trưởng TP Minneapolis, Medaria Arradondo, tuyên bố ông đã yêu cầu Cục Điều tra Liên bang (FBI) mở cuộc điều tra về vụ bắt giữ gây chết người vừa nêu. Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng Jacob Frey công bố tên của nạn nhân là George Floyd, khoảng 40 tuổi, người Mỹ gốc Phi, đồng thời thừa nhận người này chết vì lý do không chính đáng, bao gồm cả yếu tố “chủng tộc”. Người đàn ông da màu bị còng tay nằm úp mặt trên đường. Ảnh: CTV News “Là người da màu ở Mỹ không nên

Mỹ: Biểu tình liên tiếp sau vụ việc người đàn ông bị cảnh sát ghì chết

Hình ảnh
Tin tức nước Mỹ – Người dân ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, biểu tình đêm thứ hai đòi công lý cho một người đàn ông thiệt mạng sau khi bị cảnh sát ghì cổ khống chế . Tối 27/5, cảnh sát Mỹ gấp rút triển khai lực lượng xung quanh Phân khu Cảnh sát thứ ba, thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nơi các sĩ quan bị cáo buộc giết George Floyd, một người đàn ông da màu 46 tuổi. Họ tiếp tục đêm thứ hai đối mặt với số người tham gia biểu tình đòi công lý cho Floyd ngày càng đông. Cuộc biểu tình trở nên căng thẳng vào ban đêm khi cảnh sát và người biểu tình đụng độ. Cảnh sát trưởng thành phố Minneapolis, Medaria Arradondo, cảnh báo những người biểu tình hãy giữ hòa bình. Người biểu tình ném đá, chai lọ vào cảnh sát và tập trung bên ngoài nhà của Mike Freeman, quan chức hạt Hennepin, và Derek Chauvin, sĩ quan đã ghì đầu gối lên cổ Floyd. Lực lượng cảnh sát phải sử dụng đạn cao su, đạn hơi cay và bom khói để ngăn đám đông. Một cuộc biểu tình nhỏ hơn, ít hỗn loạn hơn, cũng diễn ra t

Mỹ: Quán bar ở Texas cấm khách hàng đeo khẩu trang

Hình ảnh
( Baomy.com ) – Quán bar ở thành phố Elgin, bang Texas, Mỹ, thông báo không phục vụ những khách hàng đeo khẩu trang chống Covid-19. Liberty Tree Tavern, quán bar nằm ở Elgin, cách thủ phủ Austin của bang Texas khoảng 40 km về phía đông, tuần trước treo biển với nội dung “Vì sự quan tâm của chúng tôi dành cho khách hàng, nếu quý khách cảm thấy cần phải đeo khẩu trang thì nên ở nhà cho đến khi cảm thấy đủ an toàn để đến nơi công cộng. Xin lỗi, người đeo khẩu trang không được phép vào quán”. Thành phố Elgin có khoảng 10.000 người, đã ghi nhận 52 người dương tính với nCoV kể từ khi dịch bùng phát. Chủ quán bar Kevin Smith cho hay lệnh cấm là một cách ngăn chặn những kẻ lừa đảo và theo dõi khách hàng vào quán bar. Cư dân Elgin phản ứng khác nhau trước quy định của quán bar này. Ross Owens, một cư dân Elgin, cho rằng quy định của Liberty Tree Tavern là “dại dột và mạo hiểm”. “Họ thay đổi những điều mà họ không cần phải thay đổi, đặc biệt khi họ phục vụ dịch vụ công cộng”, anh nói. Một

Mỹ: Người chết nCoV vượt 100.000 là thảm kịch

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Các chuyên gia y tế, chính trị và xã hội Mỹ miêu tả số ca tử vong vượt 100.000 ở nước này là thảm kịch , lo ngại về diễn biến tiếp theo của Covid-19.  Ngày 27/5, Mỹ ghi nhận hơn 100.500 người chết do nCoV, hơn 1,7 triệu người nhiễm, tăng lần lượt hơn 720 và hơn 18.800 trường hợp trong 24 giờ. Nước này tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới. “Việc Mỹ ghi nhận ca tử vong do Covid-19 lớn hơn bất cứ nước nào khác là điều đáng buồn và gây lo lắng. Ít người nghĩ đến con số 100.000 này hồi đầu năm”, Tiến sĩ Brandon Brown, Trường Y khoa, Đại học California, Mỹ, nói với  VnExpress . Brown cho hay số người chết do nCoV ở Mỹ tính theo tuần hiện cao hơn số người chết do ung thư và bệnh tim. Cũng bày tỏ lo ngại, Ogbonnaya Omenka, chuyên gia về y tế công cộng, Đại học Butler, Indiana, cho rằng số người chết có thể cao hơn dữ liệu được công bố do các bang áp dụng cách tính khác nhau. Bên cạnh đó, những người thuộc các cộng đồng thiểu số, như người da màu, nhiễm bệnh nhưng không đến

Covid-19 khiến 25% lao động Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp

Hình ảnh
Tin nước Mỹ – Covid-19 đã khiến hơn 40 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp và GDP sau điều chỉnh giảm 5% trong quý I. Bộ Lao động Mỹ hôm nay (27/5) cho biết nước này đã có thêm 2,1 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước. Tính từ giữa tháng 3 – thời điểm đại dịch bắt đầu lan tràn tại Mỹ – hơn 40 triệu lao động nước này đã nộp đơn, tương đương 25% lực lượng lao động. Đây là số liệu cao kỷ lục tại Mỹ. Dù vậy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới cũng đã giảm 8 tuần liên tiếp. Ở thời kỳ đỉnh điểm, gần 7 triệu người Mỹ nộp đơn một tuần. Ian Shepherdson – kinh tế trưởng tại Pantheon Macroeconomics cho rằng sự giảm tốc này “cho thấy việc các bang mở cửa trở lại đang thúc đẩy doanh nghiệp tuyển dụng lại những người đã mất việc trước đó vì đại dịch”. Dù vậy, ông cũng nhấn mạnh đây chỉ là dữ liệu chung và không phản ánh chính xác tình hình tại một số bang, đặc biệt là California. Theo Chương trình Hỗ trợ Thất nghiệp trong Đại dịch, Quốc hội Mỹ đã mở rộng trợ cấp cho nhiề

Gần 100.000 người chết do nCoV ở Mỹ

Hình ảnh
Tin nước Mỹ – Mỹ ghi nhận thêm gần 500 người chết do nCoV trong 24 giờ, nâng tổng số ca tử vong toàn quốc lên gần 100.000 trong hơn 1,7 triệu ca nhiễm. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận 1.705.668 người nhiễm và 99.782 người chết do nCoV, tăng lần lượt 19.232 và 482 trường hợp trong 24 giờ qua. Số ca nhiễm mới hàng ngày tăng, nhưng số ca tử vong đã giảm so với một ngày trước đó. New York, bang chịu thiệt hại nặng nề nhất do Covid-19, tăng 79 ca tử vong do nCoV, nâng tổng số người chết lên 29.310 trong 372.473 ca nhiễm. Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết chính quyền bang sẽ đưa ra các khoản trợ cấp tử vong cho nhân viên tuyến đầu chống dịch. Cuomo cho biết tất cả các trung tâm huấn luyện thể thao tại bang này có thể bắt đầu hoạt động trở lại, song các sân vận động hay nhà thi đấu vẫn không được mở cửa. Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Tổng thống Donald Trump cũng ban hành lệnh cho phép tụ tập tối đa 10 người ở bất kỳ bang nào,

Mỹ: Trump mất lòng cử tri cao tuổi vì Covid-19

Hình ảnh
( Báo Mỹ ) – Allen Lehner, 74 tuổi, là người ủng hộ trung thành của đảng Cộng hòa, cho đến khi Trump trở thành ứng viên của đảng năm 2016. Lehner nói rằng ông không thể bầu cho người mà ông cho là nói dối, coi thường người khác và phát ngôn khiếm nhã về phụ nữ. Nhưng ông cũng không muốn bầu cho Hillary Clinton. Vì vậy, ông quyết định không bỏ phiếu. Đã 4 năm trôi qua, nhưng Trump vẫn không thu hút được Lehner trong kỳ bầu cử tổng thống năm nay. Lehner giờ coi mình là cử tri độc lập không nghiêng về đảng nào. Ông cho rằng Trump thiếu khả năng lãnh đạo và không đủ chín chắn khi khủng hoảng kinh tế và y tế quốc gia đang diễn ra. Một số người trong cộng đồng của ông ở Delray Beach, Florida đã nhiễm nCoV, ít nhất một người chết. Ông lo lắng về sức khỏe của mình vì ông bị bệnh tự miễn (hệ thống miễn dịch rối loạn và tấn công chính tế bào của cơ thể). Ông cũng lo lắng về các con khi con gái bắt đầu đi làm trở lại sau quãng thời gian phong tỏa, còn con trai bị cắt lương. Ông dự định bỏ p

Mỹ: Con gái Trump gây tranh cãi khi bình luận về người nghèo Ấn Độ

Hình ảnh
Ivanka gây tranh cãi khi bình luận về một thiếu nữ Ấn Độ đạp xe 1.200 km để chở người cha bị thương về quê giữa lệnh phong tỏa. “Jyoti Kumari, 15 tuổi, chở người cha bị thương về quê làng bằng xe đạp, đi hơn 1.200 km trong 7 ngày. Sức bền và tình yêu thương cao đẹp đã nhận được sự quan tâm từ người dân Ấn Độ và liên đoàn đạp xe”, ái nữ của Tổng thống Mỹ, Ivanka Trump, viết trên Twitter hôm 22/5. Truyền thông địa phương đưa tin liên đoàn xe đạp Ấn Độ rất ấn tượng trước sức bền của Kumari, đã gửi lời mời thử tài tới thiếu nữ này và nói cô có thể trở thành một tay đua xe đạp. Tuy nhiên, một số chính trị gia đối lập cũng như một số nhà phê bình ở quốc gia 1,3 tỷ dân cho rằng hành trình tuyệt vọng về quê vì giao thông bị đình trệ giữa lệnh phong tỏa toàn quốc không phải là điều đáng mừng. “Sự nghèo đói và tuyệt vọng của cô ấy được tôn vinh như thể Kumari đã đạp xe 1.200 km cho vui vậy. Chính phủ đã không làm được gì cho cô bé và điều đó không đáng được ngợi ca như một thành tựu”, Omar

Gần 99.000 người chết vì nCoV ở Mỹ

Hình ảnh
Mỹ ghi nhận thêm hơn 1.000 ca tử vong vì nCoV, nâng số người chết tại nước này lên gần 99.000 trong tổng số gần 1,7 triệu ca nhiễm.  Tổng số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, là 1.666.244 và 98.661, tăng lần lượt 22.659 và 1.071 trường hợp. New York, tâm dịch Covid-19 ở Mỹ, chỉ ghi nhận thêm 84 ca tử vong trong 24 giờ qua, lần đầu tiên dưới mức 100 ca và là mức thấp nhất kể từ ngày 24/3. Số ca nhập viện, nhiễm mới và dùng máy thở ở bang này cũng giảm. “Đây là một tin vui. Những gì chúng tôi làm đang phát huy hiệu quả”, Thống đốc New York Andrew Cuomo nói trong cuộc họp báo hàng ngày. Nhiều khu vực của New York với số ca nhiễm ít hơn đã bắt đầu nới lỏng phong toả, trừ điểm nóng thành phố New York. Các bãi biển ở một số nơi mở cửa lại và người dân được yêu cầu tuân thủ giãn cách xã hội. Toàn bộ  50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 22/5 bất ngờ ban hành lệnh cho phép tụ tập tối đa 10 người tất cả các ban

Báo Mỹ đánh giá Việt Nam chống Covid-19 tốt nhất thế giới

Hình ảnh
( Báo Mỹ ) – Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong 30 nước và vùng lãnh thổ được báo Politico của Mỹ xếp hạng về năng lực chống Covid-19. Gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang vật lộn tìm cách mở cửa trở lại nền kinh tế một cách an toàn, trong khi tiếp tục chiến đấu với Covid-19. Tuy nhiên, một số nước đang làm tốt hơn những nước khác, Politico đánh giá. nCoV đã lây lan tới nhiều quốc gia ở những thời điểm khác nhau và mỗi nước, vùng lãnh thổ lại có cách phản ứng khác nhau phụ thuộc vào hệ thống y tế, chính trị cũng như nền kinh tế của họ. Mặc dù những điểm sáng le lói xuất hiện, đa phần mọi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có bức tranh tổng quan phức tạp. Politico đã lập biểu đồ hiệu suất của 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đi đầu trong công tác chống dịch dựa trên kết quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng ở từng nơi. Họ được phân nhóm dựa trên việc họ đã áp dụng những biện pháp hạn chế nhẹ, trung bình hay nghiêm ngặt đối với thương mại và tương tác xã hội. Theo biểu đồ, Việt Nam

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hủy niêm yết công ty Trung Quốc

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Các công ty như Alibaba hay Baidu có thể bị rút niêm yết tại Mỹ nếu không thể chứng minh họ không bị chi phối bởi chính phủ.  Thượng viện Mỹ hôm qua (20/5) thông qua dự luật yêu cầu các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ phải chứng minh họ không chịu sự kiểm soát của một chính phủ nước ngoài. Nếu một công ty không chứng minh được điều này, hoặc Ủy ban Giám sát kế toán các Công ty Đại chúng ( PCAOB ) không thể kiểm toán họ trong ba năm liên tiếp để xác minh, cổ phiếu của hãng sẽ bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Mỹ. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp Trung Quốc như Alibaba hay Baidu bị hủy niêm yết trên sàn New York và Nasdaq. Dự luật khởi xướng bởi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Kennedy và nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Van Hollen, được thông qua trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang. Các nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã cảnh báo việc hàng tỷ USD chảy vào một vào một số tập đoàn lớn nhất Trung Quốc, phần lớn đến từ quỹ hưu

Mỹ: Động cơ thúc đẩy Trump dùng thuốc chống sốt rét

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Trump từng làm những điều mà ông tin là đúng, bất chấp lời khuyên từ các chuyên gia, và chúng giúp ông ngày càng nổi tiếng. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/5 bất ngờ tiết lộ ông đã dùng hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét mà ông từng khen như là “món quà của Chúa” để chống Covid-19. Trump nói thêm rằng ông dùng thuốc như một biện pháp phòng ngừa, khi chỉ ra mình có kết quả âm tính với nCoV. Phóng viên có mặt trong cuộc họp có vẻ bất ngờ. Họ liên tiếp đặt câu hỏi như “Ngài đang dùng hydroxychloroquine thật sao?” hay “Tại sao ngài lại dùng thuốc này?”. Trong khi đó, giới chuyên gia nhanh chóng bày tỏ sự lo ngại khi chỉ ra việc dùng thuốc này “cực kỳ nguy hiểm” và thậm chí xem đây là “điều điên rồ”. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng cảnh báo không nên sử dụng hydroxychloroquine để phòng ngừa hoặc điều trị Covid-19, lưu ý tác dụng phụ được báo cáo bao gồm “các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim ở bệnh nhân Covid-19”. Michael Kruse, biên tập

Mỹ: Phó tổng thống không đeo khẩu trang khi thăm nhà hàng

Hình ảnh
Tin nước Mỹ – Phó tổng thống Mỹ và Thống đốc Florida không đeo khẩu trang, cũng như không thực hiện cách biệt cộng đồng khi tới tiệm ăn đông người. Thống đốc Florida Ron DeSantis chiều 20/5 cùng Phó tổng thống Mike Pence đến thăm một cửa hàng đồ ăn nhanh đông đúc ở thành phố Orlando, bang Florida, để tìm hiểu cách nhà hàng vận hành giữa các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19. Trong chuyến thăm, Pence và DeSantis gọi hai phần bánh và ngồi ăn tại cửa hàng cùng các thực khách khác, trò chuyện với chủ nhà hàng về cách họ có thể duy trì hoạt động bất chấp lệnh hạn chế phục vụ tại chỗ. Cửa hàng này hiện hoạt động với 50% công suất theo quy định tái mở cửa của chính quyền bang. Tuy nhiên, cả Pence, DeSantis, các thực khách trong nhà hàng và phóng viên địa phương đều không đeo khẩu trang trong thời gian này. Phó tổng thống Mỹ không bắt tay bất cứ ai, nhưng dường như ông không giữ đủ khoảng cách an toàn hai mét với mọi người. Devin O’Malley, phát ngôn viên của Pence, cho biết thực khách và

Mỹ cam kết hỗ trợ gần 4 triệu USD chống Covid-19 ở Việt Nam

Hình ảnh
( Baomy.com ) – Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đầu tư 3,9 triệu USD cho chi nhánh tại Việt Nam để hỗ trợ công tác đối phó Covid-19. Khoản tiền 3,9 triệu USD sẽ dành cho hoạt động của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam nhằm hỗ trợ công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó Covid-19. Nó sẽ được sử dụng cho công tác xét nghiệm, điều tra thực địa, giám sát, phân tích dữ liệu và kiểm soát nhiễm khuẩn, theo thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. “Với sự hợp tác lâu dài cùng CDC, Việt Nam đang đi đầu trong các nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn, phát hiện và ứng phó Covid-19”, thông cáo có đoạn viết, thêm rằng mục tiêu trong nỗ lực ứng phó Covid-19 toàn cầu của CDC là hạn chế lây truyền từ người sang người, giảm thiểu tác động của dịch bệnh thông qua hợp tác với các quốc gia chủ chốt và đối tác phi chính phủ. Mỹ hôm 17/4 cũng công bố hỗ trợ 4,5 triệu USD cho Việt Nam trong khoản ngân sách 508 triệu USD cho toàn cầu nhằm ngăn chặn Covid-19. Co

Việt Nam xuất khẩu 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế qua Mỹ

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Trong tuần qua, Việt Nam vừa giao xong một đơn hàng lớn cho chính quyền New York với 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế. Chiều 20/5, ông Huỳnh Quốc Định, Giám đốc Super Cargo Service, đơn vị vận chuyển đơn hàng 5 triệu sản phẩm bảo hộ y tế từ Việt Nam đến New York (Mỹ) thông báo chiếc máy bay cuối cùng vận chuyển lô hàng đã đáp xuống sân bay JFK. Theo ông, đây là đơn hàng thiết bị y tế thuộc hàng “cực lớn” của Mỹ đặt mua từ Việt Nam gần đây, gồm áo bảo hộ, khẩu trang và găng tay phục vụ chống dịch. Ông Định cho biết, để đáp ứng thời gian gấp rút chỉ trong một tuần, công ty đã hợp tác với 4 hãng hàng không là Ethiopia Airlines, Cathay Pacific, Eva Airlines và Philippines Airlines để tiến hành vận chuyển. “Việc có 8 chiếc máy bay cỡ lớn, Boeing 777- 300 ER và Boeing 777- 360 ER, đến từ 4 hãng bay thế giới liên tục đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất tuần qua để vận chuyển sản phẩm y tế từ Việt Nam đến Mỹ là điều chỉ có Covid-19 mới tạo ra”, ông bình luận. Trước đó, hồi đầu tháng 5

Bang Mỹ hứng thảm họa vỡ đập giữa Covid-19

Hình ảnh
( Báo Mỹ ) – Covid-19 còn chưa qua, tai ương khác đã ập tới Michigan khi hai con đập bị vỡ do mưa lớn, gây ra trận lụt tồi tệ nhất trong 500 năm. Dọc khu vực Main Street ở trung tâm thành phố Midland, bang Michigan, người dân tập trung đông bên bờ sông Tittabawassee, nhìn dòng nước lũ cuồn cuộn trong tuyệt vọng. Nước lũ dập dềnh cách chỗ họ đứng chưa đầy một dãy nhà, hàng loạt cơ sở kinh doanh mất điện, im lìm trong bóng tối. Với nhiều người, trong đó có Jeff De Vaney, chủ cửa hàng đồ ăn Amazing Deli, cảnh tượng này đau đớn tột cùng. Ông De Vaney từng hy vọng có thể nhanh chóng mở lại cửa hàng bán sandwich và bắt đầu lấy lại doanh thu sau thời gian đóng cửa vì Covid-19. Ông đã vừa bỏ ra nhiều tiền để mua máy đông lạnh để chứa thêm nguyên liệu mà ông cho rằng sẽ cần dùng tới. Mọi dự định đổ vỡ khi lũ kéo đến. “Chúng tôi dường như không thể có chút thời gian nghỉ ngơi”, ông De Vaney nói. Michigan, một trong những bang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của Covid-19 với gần 53.000 c

Mỹ: ‘Tối hậu thư’ khoét sâu căng thẳng Trump – WHO

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Cùng ngày ông Tập cam kết góp 2 tỷ USD cho WHO chống Covid-19, Trump gửi “tối hậu thư” 4 trang để chỉ trích và đe dọa tổ chức này. Nội dung bức thư gửi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng lên Twitter tối 18/5, nêu chi tiết những vấn đề mà ông quả quyết hồi tháng 4, khi tuyên bố ngừng đóng góp ngân sách cho WHO trong 60 ngày với cáo buộc tổ chức này thiên vị Trung Quốc trong quá trình phản ứng với Covid-19 . Trong lá thư mới gửi, ông chủ Nhà Trắng còn đe dọa nếu WHO không “cam kết cải thiện đáng kể” trong vòng 30 ngày tới, Mỹ sẽ cắt vĩnh viễn viện trợ cho tổ chức và “xem xét lại” tư cách thành viên của họ. Động thái được Trump đưa ra trong bối cảnh các thành viên WHO đang dự cuộc họp trực tuyến của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, nhằm thúc đẩy phản ứng quốc tế với Covid-19. Tuy nhiên, căng thẳng Mỹ – Trung được cho là lấn át những vấn đề khác, bao gồm việc các nước thông qua nghị quyết mở cuộc điều tra toàn c

Mỹ dự kiến bơm 25 tỷ USD để rút các doanh nghiệp Mỹ khỏi Trung Quốc

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Các nhà lập pháp và quan chức Mỹ đang đưa ra các đề xuất để thúc đẩy các công ty Mỹ chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc bằng những ưu đãi hấp dẫn. Reuters  mới đây đã phỏng vấn hàng chục quan chức chính phủ đương nhiệm cũng như cựu quan chức và giám đốc điều hành các công ty lớn trong ngành, bên cạnh các nhà lập pháp. Theo đó, đang diễn ra các cuộc thảo luận rộng rãi – bao gồm cả ý tưởng về một quỹ 25 tỷ USD để đầu tư vào các công ty muốn cải tổ mối quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống Trump từ lâu đã cam kết sẽ đưa hoạt động sản xuất từ nước ngoài về Mỹ, tuy nhiên phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát mới khiến cho những lo ngại liên quan đến sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng y tế và thực phẩm thúc đẩy kế hoạch này diễn ra nhanh hơn. Hôm 14/5, ông Trump đã ký một sắc lệnh cho phép cơ quan đầu tư nước ngoài của chính quyền những quyền hạn mới, nhằm giúp đỡ các công ty Mỹ dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ông Trump cho rằng, mục tiêu của sắc lệnh này là để Mỹ có t

Người Việt làm nail ở Mỹ thời Covid-19: Tương lai xa tít, bất ổn rất gần

Hình ảnh
(Báo Mỹ) – Làm nail (làm móng) là một nghề khá thịnh hành ở Mỹ và không thể phủ nhận sự khéo léo, tính cần cù của người Việt đã làm cho nghề này phát triển mạnh không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước châu Âu. Cũng chính từ nghề làm đẹp cho tay chân này đã giúp rất nhiều gia đình Việt đủ sống và sống khá ở đất nước thứ hai của họ. Nhưng đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn tất cả và mang lại nhiều dự báo bất ổn cho nghề này hậu dịch bệnh. Đảo lộn từ tháng thứ 2 Cộng đồng làm nail ở Mỹ, đặc biệt là ở bang California, đang bức xúc trước phát ngôn không kiểm chứng của ông thống đốc bang California Gavin Newsom rằng ca lây nhiễm virus corona đầu tiên trong cộng đồng ở bang này xuất phát tại một tiệm nail. Ngay lập tức, tin tiêu cực này khiến nghề nail bị mặc nhiên coi là một nghề nguy hiểm. Thống đốc Gavin Newsom cho biết các cửa hàng như tiệm hớt tóc, làm đẹp, làm nail sẽ không được hoạt động lại cho tới giai đoạn 3 trong kế hoạch mở cửa lại của bang này. California đang thực hiện mở cửa giai

Nữ sinh Việt giành học bổng 1,6 triệu USD từ 9 đại học Mỹ

Hình ảnh
Khả năng tài chính thấp, Nguyễn Hải Ly lo bị các đại học Mỹ từ chối, nhưng rồi trúng tuyển 9 trường, trong đó có Dartmouth trong khối Ivy League danh giá. Buổi chiều giữa tháng 5, Nguyễn Hải Ly, học sinh lớp 12 chuyên Hóa, trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, không phải tới trường. Em gặp gỡ một người em khóa dưới, chia sẻ kinh nghiệm, quá trình nộp hồ sơ vào đại học Mỹ. Ở kỳ tuyển sinh của Mỹ năm nay, Ly nộp hồ sơ vào nhiều trường do lo ngại khả năng đóng góp tài chính thấp dẫn đến cơ hội được nhận thấp. Kết quả, em trúng tuyển 9 trường với tổng giá trị học bổng 1,6 triệu USD (hơn 37,3 tỷ đồng). Trong đó, Đại học Amherst, trường top 2 nhóm Liberal Arts College theo  US News & World Report , đưa ra mức hỗ trợ tài chính cao nhất – 321.500 USD cho bốn năm. Với Đại học Colby (top 11 nhóm Liberal Arts College), em được hỗ trợ 248.000 USD, đồng thời là một trong 10 ứng viên được chọn làm học giả Pulver (Pulver Scholar), được nghiên cứu tại các viện khoa học quốc gia hàng đầu của